NGUỒN CHỈNH LƯU TDK-LAMBDA ZUP36-12, 0V-36V, 0A-12A

      4,500,000

      Mã hàng: ZUP36-12

      Thông tin nhanh về sản phẩm

      NGUỒN CHỈNH LƯU LẬP TRÌNH TDK-LAMBDA, 0V-36V & 0A-12A
      ZUP series (Zero Up Programmable Power Supplies)
      User Manual ZUP series: Download
      Specification ZUP series: Download

      Model: ZUP36-12
      (HÀNG CŨ - ĐÃ QUA SỬ DỤNG)
      Input: 220VAC
      Output: 0VDC ~ 36VDC; 0A ~ 12A

      ỨNG DỤNG
      - Dùng làm nguồn DC
      - Dùng làm máy sạc:
        
      - Sạc ắc quy, pin với các cấp độ điện áp từ 0V đến 36V.
        - Sạc ắc quy, pin các loại với chế độ sạc hằng dòng (Constant Current) @ 0.1C với dung lượng từ 1Ah đến 120Ah, thời gian sạc tiêu chuẩn 10 giờ.
          - Với ắc quy có dung lượng 120Ah, sạc với dòng 0.1C (12A), thời gian sạc 10 giờ.

      Lưu ý:
      Tùy vào từng loại ắc quy, pin cụ thể mà chỉnh điện áp sạc của ắc quy, pin cho phù hợp. Sạc quá áp sẽ rất nguy hiểm. Nhẹ thì làm thiếu hụt dung dịch (đối với ắc quy), vì khi sạc quá áp quy định, thì dung dịch trong ắc quy sẽ bị điện phân; Nặng thì có thể gây trương phù.

      a) CHỈNH ÁP SẠC KHI SẠC (VOLTAGE):

      a.1) Chỉnh áp sạc ở chế độ sạc thường xuyên (standby): Thiết nghĩ cũng cần làm rõ khái niệm này trước khi chúng ta đi xa hơn. Sạc thường xuyên có nghĩa là mình ghim máy sạc vào bình ắc quy và để sạc như vậy từ ngày này qua tháng nọ. Sạc theo cơ chế này thường được tích hợp vào những thiết bị như UPS - Bộ lưu điện, Inverter, đèn khẩn cấp, ... và dùng ắc quy vào mục đích dự phòng (backup) khi bị mất nguồn lưới. Điện áp sạc ở chế độ sạc thường xuyên được điều chỉnh trong phạm vi từ 2.25VPC (Vol per cell) đến 2.30VPC. Mỗi hộc (cell) ắc quy có điện áp định danh (nominal voltage) là 2V (bình 6V sẽ có 3 hộc, bình 12V là 6 hộc). Tùy thuộc vào nhiệt độ nơi đặt ắc quy mà chỉnh áp cho phù hợp. Nhiệt độ càng cao thì áp sạc càng thấp. Nhiệt độ lý tưởng nơi đặt ắc quy là vào khoảng 20 độ C. Với nhiệt độ 20 độ C, thì áp sạc có thể chỉnh về mức cao nhất là 2.30VPC (với bình 12V thì lấy áp của một hộc nhân với số hộc trong bình như sau: 2.30V * 6 cells = 13.80V). Những nơi nhiệt độ bình thường không có máy điều hòa, nên cài áp sạc về 2.25VPC (tức 13.50V đối với bình 12V). Lưu ý, chỉnh điện áp sạc của máy trước khi gắn ắc quy vào sạc. Khi đã ghim ắc quy vào sạc rồi thì điện áp hiển thị trên máy là điện áp đang sạc của ắc quy, không phải điện áp của máy mình đang chỉnh.
       
      a.2) Chỉnh áp sạc ở chế độ sạc chu kỳ (cycle): Sạc chu kỳ nói nôm na là sạc bình xong đem ra xài, xài xong lại đẹm vô sạc lại. Ắc quy ứng dụng kiểu này chúng ta thường thấy trong xe điện, loa, xe đồ chơi, cân điện tử... Vì ắc quy được sạc và sử dụng theo chu kỳ, nên điện áp sạc khi sạc ở chế độ này cũng cao hơn so với chế độ sạc thường xuyên. Cụ thể, áp sạc ở chế độ chu kỳ là từ 2.4VPC đến 2.5VPC, tương đương với 14.40V ~ 15.00V của một ắc quy 12V, và 7.2V ~ 7.5V của ắc quy 6V. Nhiệt độ để điều chỉnh điện áp sạc cũng cần được áp dụng như chế độ sạc tại mục a.1. Lưu ý, chỉnh điện áp sạc của máy trước khi gắn ắc quy vào sạc. Khi đã ghim ắc quy vào sạc rồi thì điện áp hiển thị trên máy là điện áp đang sạc của ắc quy, không phải điện áp của máy mình đang chỉnh.

      Mục a.1) và a.2) là áp dụng cho ắc quy kín khí (AGM VRLA), ắc quy GEL cứng (PURE GEL)

      a.3) Chỉnh điện áp sạc cho ắc quy khởi động (ắc quy dùng để khởi động động cơ như xe máy, ô tô, máy phát điện, ...). Do tỷ trọng acid trong ắc quy khởi động thường thấp hơn các dòng ắc quy kín khí dự phòng, nên điện áp sạc của bình khởi động các bạn nên chỉnh như mục a.1): 2.25VPC ~ 2.30VPC.

      b) CHỈNH DÒNG SẠC (AMPER):
      Có 3 cách sạc phổ quát như sau:
         - Sạc hằng dòng (constant current, gọi tắt là CC)
         - Sạc hằng áp (constant volatage, gọi tắt là CV)
         - Sạc hằng dòng (CC) kết hợp với sạc hằng áp (CV)

      b.1) Sạc hằng dòng (constant current, gọi tắt là CC): Là cách sạc ắc quy bằng một dòng sạc không đổi, từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc. Dòng sạc cho ắc quy theo tiêu chuẩn bằng 10% của dung lượng bình, tức 0.1CA. Ví dụ, ắc quy 12V-50Ah, dòng sạc khuyến nghị là (10* 50) / 100 = 5A. Với dòng sạc bằng 1/10 dung lượng thì thời gian sạc ắc quy được tính theo công thức: 50 (dung lượng bình) /5 (dòng sạc) = 10 giờ. Dòng sạc càng nhỏ thì công suất ắc quy nạp được càng lớn. Sạc công suất nên cài ở mức 0.05CA. Như vậy, máy sạc 5A có thể sạc ở chế độ sạc công suất cho bình ắc quy 100Ah. Cách sạc CC là dòng không đổi, áp thay đổi.

      b.2) Sạc hằng áp (constant volatage, gọi tắt là CV): Là sạc ở chế độ neo áp không đổi trong suốt quá trình sạc, nhưng dòng sạc thay đổi. Cách sạc này thường được áp dụng để bù điện cho ắc quy lưu kho. Bởi lẽ, dòng sạc của ắc quy không được phép vượt quá 30% dung lượng bình, tức không được vượt quá 0.3CA. Nếu sử dụng cách sạc này cho bình ắc quy đang đói thì phải hạn dòng lại dưới ngưỡng 0.3CA trước khi sạc. Khi hạn dòng, máy sạc có thể sẽ chuyển qua chế độ CC (lưu ý là nếu ắc quy đang đói thì chắc chắn máy sẽ chuyển qua CC mode) cho đến khi áp sạc đạt đến chế độ CV đã cài đặt, và sẽ tiếp tục sạc ở chế độ CV cho tới lúc dòng sạc về bằng 0A. Sạc hằng áp với mức hạn dòng không quá 0.3CA thì thời gian sạc sẽ ngắn hơn trường hợp trên, tuy nhiên công suất bình sẽ ít hơn. 


      b.3) Sạc hằng dòng (CC) kết hợp với sạc hằng áp (CV): Là cách sạc kết hợp cả hai chế độ CC và CV. Điều chỉnh dòng sạc thích hợp, ví dụ, 0.1CA (CC mode) và điện áp tối đa, ví dụ 14.40V (CV mode). Gắn ắc quy có áp định danh 12V vào và sạc. Máy sẽ sạc ở chế độ CC cho đến khi áp sạc của máy đạt tới ngưỡng 14.40V, lúc này máy sẽ chuyển qua chế độ sạc CV. Tiếp tục sạc cho đến khi nào dòng sạc về 0A, hoặc gần bằng 0A là kết thúc quá trình sạc. Nếu sạc theo cách này, các bạn không nên sạc quá 24 giờ. 
      Bình luận Facebook
      SẢN PHẨM ĐÃ XEM