Chỉ số nội trở (Internal Resistance) và điện áp (Voltage) của ắc quy nói lên điều gì?

Hẳn nhiều bạn sẽ rất băn khoăn khi chọn mua ắc quy, đặc biệt là ắc quy acid chì kín khí (AGM VRLA). Hoặc là "tín thác" hết vào "lương tâm" của người bán, hoặc chọn thương hiệu rồi "đụng đụng chạm chạm" rồi "lật qua lật lại" rồi ... trả tiền!

Nay đã khác xưa nhiều. Tại sao không yêu cầu người bán phải chứng minh cho mình là ắc quy mình đang có ý định mua có đáp ứng được yêu cầu như tiêu chí công bố của nhà sản xuất không? Người mua có cái quyền này - cái mà người ta hay gọi là ... thượng đế!

Cũng vì là không biết cách nào để kiểm tra xem ắc quy nó như thế nào là tốt, thế nào là không đạt yêu cầu mà nhiều người cứ bị gạt! Dễ bị gạt nhất là cứ mở thiết bị ra, thấy trong đó gắn ắc quy nào là phải tìm cho bằng được cái giống hệt như thế mới chịu (bảo là mua cái khác gắn vô không được, hoặc là không hoạt động, hoặc là sẽ ảnh hưởng xấu cho thiết bị, hoặc bị hù dọa hay bảo ban là gắn cái khác vô là ... nổ bùm!...). Do vậy, họ mặc nhiên tò te lân la ra tiệm tìm cho kỳ được 1 cái y chang đem về dùng. Người mình thường quen hoặc rất quen với những thương hiệu lừng danh của Nhật - mình rất ủng hộ điều này! Tuy nhiên, chúng ta nên là những người mua hàng thông minh. 

Cần biết rằng, sản xuất ắc quy chì acid thì không phải là việc khó, nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như sức khỏe của người lao động. Do vậy, những nước phát triển hầu như họ không có chính sách hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp sản xuất. Việt Nam hiện nay là một "bãi đáp" cho những doanh nghiệp này. Khi những gì trong nước đã dễ dàng làm ra được và nó có ảnh hưởng xấu đến môi trường sau khi sử dụng (rácthải nguy hại) thì chính sách đánh thuế cao vào việc nhập khẩu những mặt hàng này có thể gọi là ... hiển nhiên! Và đây là mấu chốt của vấn đề. Thuế nhập khẩu ắc quy acid chì (thành phẩm) hiện tại là trên 25%. Cộng thêm phí vận chuyển, phí xếp dỡ, lãi suất ngân hàng, thuế GTGT, và rủi ro bảo hành .... và giá thành hàng nhập khẩu chính thống thường có giá bán bằng ... 2 lần cùng mặt hàng sản xuất trong nước. Đó là lý do ít người đứng ra nhập khẩu ắc quy riêng lẻ (không kèm ups) về để bán?!

Quay trở lại vấn đề, vì rất ít người có thể kiểm tra cái mình cần mua và lại có rất nhiều người "cố chấp" đi tìm cho bằng được cái giống y hệt trong thiết bị mới chịu mua, nên nhiều người bán (rất nhiều) tìm mọi cách để ... "kiếm chác". Thông thường là lừa gạt bằng cách dùng ắc quy đã qua sử dụng để bán như hàng mới. Sau khi xào nấu, tút tát, trùm khăn bọc vải, đóng lại date, vuốt cho đầu cực mịn màng là có ngay 1 ắc quy "mới cứng". Một kiểu nữa là mua ắc quy sản xuất trong nước rồi chà + đạp cho mất luôn cái tên nghe rất là ... nội địa, và thay vào đó là một cái tên cực kỳ hoành tráng rất chi là Nhật Bản - cái này gọi là "kéo lụa"! Tréo ngoe là, rất nhiều bạn (cả người mua lẫn kẻ bán) lại nhiệt tình tiếp tay cho cái kiểu này - một kiểu kinh doanh bệnh hoạn! Hậu quả là tiền mất tật mang.

Vậy phải làm sao để kiểm tra được? Xin thưa - nhà tui có cái này (ý là tui đang khoe tí) - cái này có cái tên là HIOKI 3554, máy chuyên dụng dùng để kiểm tra nội trở và điệp áp của ắc quy.
 
Có thể xem cái máy theo link này http://powerload.vn/hioki/do-kiem-ac-quy/hioki-battery-hitester-3554-2678.html

Các hãng sản xuất ắc quy thường có một file PDF nêu bật tất cả các thông số của ắc quy đó - gọi là datasheet. Trong phần datasheet này, các bạn sẽ tìm ra thông số về I.R (Internal Resistance - Nội Trở) và V (Voltage - Điện áp). Về giá trị nội trở, sản phẩm của nhà sản xuất thông thường phải nhỏ hơn giá trị công bố trong datasheet (giá trị nội trở càng nhỏ càng tốt). Ví dụ, ắc quy 12V-36Watts (12V-9Ah) là loại dùng phổ biến nhất trong các loại UPS hiện hành, có giá trị nội trở tại 1Kz là < 14mΩ (Mili Ohm) hoặc với ắc quy 12V-7.2Ah (28Watts - 15Min) thì giá trị nội trở tại 1Kz: < 22mΩ. Sau một thời gian sử dụng (tùy thuộc rất nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, cơ chế nạp xả, bảo trì ...), chỉ số nội trở sẽ tăng lên. Kiểm tra nội trở ắc quy định kỳ cũng là một giải pháp để đảm bảo cho UPS hoạt động hiệu quả - tránh được rủi ro đáng tiếc và đặc biệt là tránh cái kiểu khi nào cúp điện mới biết! Nếu điều kiện kinh tế cho phép, thì nên thải loại và thay ắc quy mới khi giá trị nội trở vượt quá 50% so với giá trị xuất xưởng (đối với những UPS lớn có tính chất quan trọng), và vượt quá 80% với những UPS nhỏ lẻ. Chớ nên để nó lết mới tính chuyện thay thế thì rách việc!

Lại nói thêm một tí về chỉ số điện áp (V). Với dãy điện áp 12V (người ta hay gọi là bình 12V ... xx Ah), khi nạp đầy điện cho ắc quy, thì chỉ số điện áp này thông thường là từ 12.9VDC đến 13.2VDC. Khỉ xả (discharge) hết điện - xả sâu (deep Discharge), thì điện áp của ắc quy còn lại khoảng 9.6VDC (xả thông thường chỉ dừng lại ở mức 10.8VDC hoặc 10.5VDC). Tuy nhiên, nếu chỉ dùng đồng hồ đo điện áp thông thường để đo áp của ắc quy thì hầu như không nói lên được điều gì cả. Vì khi ắc quy mất khả năng phóng điện, áp vẫn có thể còn đủ. Kiểm tra tạm thời trong trường hợp này (nếu không có máy đo nội trở) có thể kết hợp giữa vừa đo điện áp vừa phóng điện cho ắc quy (với tải hơn 50% dung lượng phóng của ắc quy), nếu điện áp khi có tải vẫn > 12VDC thì OK. Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu. Quy trình kiểm tra ắc quy thông thường là nạp và xả 100% với 5 lần liên tục và ắc quy vẫn còn giữ được "phong độ" thì mới gọi là ổn!

Bây giờ lại nói về sự kết hợp giữa chỉ số nội trở và điện áp. 
Nếu ắc quy được lắp vào UPS một cách riêng lẻ thì hai chỉ số điện áp và nội trở không ảnh hưởng nhiều (dĩ nhiên là mình đang nói tới ắc quy đạt quy chuẩn)  - vì nó hoạt động theo kiểu "độc tôn". Tuy nhiên, khi phải làm việc "theo nhóm" (mắc nối tiếp nhiều hơn 1 ắc quy) thì sự "cộng hưởng" và "phối hợp" phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Bạn có thể xem hình minh họa ngay dưới đây để thấy được tầm quan trọng trong việc phối hợp nhóm:

Cần biết rằng, một lô ắc quy được sản xuất ra (ví dụ là 1000 chiếc) thì không phải cái nào cũng như nhau đâu nhé. Hãy kiểm tra một lô 20 chiếc ắc quy về chỉ số điện áp và chỉ số nội trở sẽ cho bạn kết quả ngay. Vậy thì làm thế nào? Đây là sự cần thiết phải có cho một tổ hợp - xếp lớp (class). Việc phân loại theo lớp này sẽ làm giảm rủi ro của cả tổ hợp ắc quy trong khi vận hành. Theo nguyên lý mắc nối tiếp (in-series), một ắc quy trong dãy nối tiếp hỏng có thể làm hỏng cả tổ như kiểu con sâu làm rầu nồi canh vậy. Các bạn có thể kiểm chứng việc này một cách dễ dàng bằng cách tiếp cận với những UPS hỏng ắc quy, ví dụ một ups 10kva có điện áp charge là 240VDC (tương đương với 20 chiếc ắc quy 12VDC mắc nối tiếp) - khi đo kiểm cả tổ ắc quy này, sẽ có kết quả là có những con còn sống và có (những) con đã đi theo diện đoàn tụ ông bà. Tới đây thì hẳn các bạn đã thấy sự cần thiết phải phân loại rồi chứ? Vậy việc phân loại này như thế nào?

Có thể phân loại thành nhiều lớp tùy theo mức độ quan trọng của tổ hợp ắc quy. Thường thì mình chia làm 4 lớp.
Ví dụ cụ thể với ắc quy Long 12V-5Ah (WP5-12). Nội trở cho phép xuất xưởng với model này là 
< 19mΩ tại 1Kz. Giả định rằng, chúng ta cần 20 ắc quy cho 1 tổ hợp cùng 1 loại A. và số lượng ắc quy cần phân loại đang có trong tay là 100 chiếc (đạt chuẩn xuất xưởng).
http://powerload.vn/long/binh-ac-quy/binh-ac-quy-kin-khi-agm-vrla-long-12v5ah-wp512-2566.html
- Lớp A: 20 chiếc
Điều kiện 1: 16
mΩ mΩ
Điều kiện 2: 13V <Điện áp - Voltage< 13.20
- Lớp B: 30 chiếc
Điều kiện 1: 16.5
mΩ mΩ
Điều kiện 2: 12.90V <Điện áp - Voltage< 13.00
- Lớp C: 25 chiếc
Điều kiện 1: 17
mΩ mΩ
Điều kiện 2: 12.80V <Điện áp - Voltage< 12.90

- Lớp D: 25 chiếc
Điều kiện 1: 18
mΩ mΩ
Điều kiện 2: 12.80V <Điện áp - Voltage< 12.90


Bây giờ hãy xem lại hình này một lần nữa để thấy được sự cần thiết và quan trọng trong việc phối tổ ắc quy cho UPS nhé. Nếu không phân loại, 4 chú trong hình này sẽ rất vất vả khi phải kết hợp với nhau.

(sẽ viết tiếp...)